Văn Hóa Cảm Ơn Của Người Nhật

Trong hệ thống tính cách dân tộc của người Nhật,một trong những quy tắc căn bản có vị trí trung tâm trong cuộc sống thường nhật chính là thái độ lễ phép, lịch sự.

Ở Nhật Bản, dù là bất cứ đâu, trên đường phố lớn, trong công viên hay những tụ điểm công cộng khác, ta đều có thể nhìn thấy lời kêu gọi và nhắc nhở mọi người chú trọng cách nói năng lễ phép, một câu ấn tượng nhất cũng là ví dụ điển hình nhất là: “Ngoài sự lương thiện và lịch sự ra, mỗi cá nhân không cần phải nghe theo bất kỳ một điều nào khác”. Người Nhật đã dùng hành động và lời nói của mình để chứng minh thái độ sống này. Cụ thể trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những ẩn chứa sâu xa trong câu nói “Cảm ơn” của người, để hiểu hơn về phong cách sống “lễ phép và lịch sự” này!
thank you
Một điều không thể phủ nhận đó là ở Nhật từ “Cảm ơn” được sử dụng với tần suất cao nhất trong tất cả các cách nói lịch sự của họ. Thí dụ, khi khách vừa đẩy cửa và bước vào một quán rượu hoặc quán ăn thì nhân viên sẽ nói “Hoan nghênh” để chào đón. Nhân viên cửa hàng sẽ nói “Cảm ơn” để từ biệt khách hàng khi người đó toán tiền xong bước ra cửa. Tại các siêu thị hoặc cửa hàng mua sắm tự chọn, các loa phóng thanh ngoài việc luôn liên tục phát ra các thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, những ưu đãi đặc biệt hiện tại thì chính là liên tục lặp lại câu “Cảm ơn.
Tại nhiều nơi, khi khách hàng chỉ mới đẩy cửa, chủ quán đã nói “Cảm ơn” họ. Việc nghe thấy nhân viên, chủ cửa hàng,… nói: “Mỗi lần hân hạnh được quý khách hỏi đến, chúng tôi vô cùng cảm tạ. Đây là XYZ, xin được hỏi ngài có yêu cầu gì ạ?” ngay khi vừa bắt máy điện thoại không hề ít tại Nhật. Trên thực tế, những sự việc tương tự như trên là rất phổ biến. Tóm lại, “Cảm ơn” là câu nói không thể thiếu trong cuộc sống giao tiếp của người Nhật
Ở Nhật Bản, có 7 cách khác nhau thường được sử dụng khi cần nói cảm ơn với ai về việc gì đó. Khi nào sử dụng cách nói nào tùy thuộc vào địa vị, chức vụ của người cảm tạ và người được cảm tạ; bản chất việc cần phải cảm tạ khác nhau; mức độ và tính chất được phục vụ, hướng dẫn hoặc chăm sóc như thế nào mà biểu thị cảm tạ và hàm nghĩa của nó có những khác biệt tế nhị, rất đa dạng. 
1, Arigatou あ り が と う 
 Đây là hình thức cảm ơn tiếng Nhật phổ biến nhất. Nó có nghĩa thông thường là “cảm ơn bạn”, một cách không quá tầm thường cũng không quá trang trọng. Bạn có thể sử dụng Arigatou cho một loạt các hoạt động xảy ra hằng ngày trong đời sống bình thường, nhưng bạn sẽ không sử dụng nó trong các trường hợp nhấn mạnh hay cần tỏ rõ đặc biệt về lòng biết ơn.
domo
2, Doumo ど う も
 Một từ cảm ơn tiếng Nhật hay được dùng khác, đó là Doumo. Nếu một người nào đó giữ cửa cho bạn hoặc giúp đỡ bạn cầm túi xách một cách thân thiện, bạn sẽ sử dụng Doumo (phát âm là “Domo”), điều đó có nghĩa đơn giản là “Cảm ơn”. 

3, Doumo arigatou ど う も あ り が と う
 Một biến thể khác cảu từ Cảm ơn sử dụng cả hai từ arigatou và doumo. Doumo arigatou có nghĩa là “Cảm ơn rất nhiều.” Nó vẫn bình thường, nhưng cũng mạnh hơn Doumo trong việc bày tỏ lòng biết ơn. Bạn có thể sử dụng từ này ví dụ trong trường hợp ai đó giúp bạn dọn giấy tờ trong phòng làm việc giúp bạn.
4, Arigatou gozaimasu あ り が と う ご ざ い ま す
 Arigatou gozaimasu hoặc Arigatou gozaimashita ( あ り が と う ご ざ い ま し た) được dùng khi đối tượng là bề trên. Đây là một biến thể cao cấp hơn của Arigatou, mang tính lịch sự hơn và bày tỏ nhiều lòng biết ơn hơn.
5,  Doumo arigatou gozaimasu ど う も あ り が と う ご ざ い ま す
 Đây là câu nói biểm hiện sự cảm ơn chân thành nhất và chính thức nhất. Bạn có thể thấy nó bao gồm cả 3 từ cơ bản: arigatou, doumo và gozaimasu. Từ cám ơn tiếng Nhật này mang ý nghĩa lịch sự và trang trọng nhất.
  
6,  Sumimasen す み ま せ ん
 Nghĩa phổ biến của cụm từ này là “Tôi xin lỗi”, hoặc đơn giản là “Xin lỗi”. Tuy nhiên, Sumimasen cũng có nghĩa là “Cảm ơn” khi làm phiền ai đó giúp đỡ. Nếu ai đó giữ cửa giúp bạn, bạn sẽ nói Duomo. Nhưng nếu bạn bị ốm và ai đó nấu bữa tối hay lái xe đưa bạn đến bệnh viện, bạn sẽ nói Sumimasen, nó sẽ mang ý nghĩa cám ơn nhưng cũng xin lỗi vì sự bất tiện này. Nó là một thuật ngữ rất lịch sự và thể hiện sâu sắc lòng biết ơn của người nói. 
 Có thể kết hợp các từ cảm ơn cơ bản để có một sự nhất định khi nói, đặc biệt khi người giúp bạn là người lạ, cần phải lịch sự, bạn có thể nói: Doumo sumimasen, arigatougozaimasu! ( す み ま せ ん, あ り が と う ご ざ い ま す )

7, Osoreirimasu 恐 れ 入 り ま す
Là lời cám ơn lịch sự, được dùng thường trong các môi trường nghiêm túc và lịch sự như kinh doanh, doanh nghiệp. Nó cũng mang ý nghĩa tương tự như Sumimasen, tức là bạn cám ơn họ rất nhiều, và xin lỗi hay thật ngại vì đã làm phiền họ. 
 Trong mọi nền văn hóa, không chỉ Nhật Bản, người ta đều coi trọng câu nói “Cảm ơn” như một yêu cầu cơ bản trong mối quan hệ giao tiếp giữa người và người. Từ  “Cảm ơn” có thể là biểu hiện của phép lịch sự, hay đơn thuần là biện pháp giành khách trong kinh doanh (nhưng như thế là đang coi thường thành ý và trí tuệ của văn hóa “Cảm ơn”). Nói cách khác, việc người Nhật nói “Cảm ơn” không phải là điều gì kì lạ hay quá đỗi khác thường. 
Cái tạo nên nét đặc biệt trong nền văn hóa “Cảm ơn” của người Nhật không phải là ở chỗ họ hiểu được và coi trọng việc cần thiết phải bày tỏ lòng cảm tạ trong mối quan hệ giữa người với người, mà là ở chỗ họ hiểu được và coi trọng phải bày tỏ lòng cảm tạ đối với người khác như thế nào. Nói một cách chính xác, từ “Cảm ơn” trong tiếng Nhật không chỉ là cách thức nhằm duy trì sự hòa mục trong mối quan hệ giữa người với người, mà còn như màn hình hiển thị những mối quan hệ khác nhau giữa những cá nhân. Chính ở điểm này, người Nhật đã bộc lộ một trí tuệ khác thường.
Nhà nhân loại văn hóa học người Mỹ Lafcondia Hobes nói: Ở Nhật Bản, khi nhận xét ai đó, nói: “Anh ta là người tự trọng” thì cũng có nghĩa, anh ta là người cực kỳ cẩn thận. Chính vì thế, nói chung người Nhật cho rằng chỉ cần căn cứ vào khả năng sử dụng cách nói nhã nhặn lịch sự của ai đó, tức khả năng làm thế nào để vừa lễ phép, khiêm nhường lại vẫn tự trọng và tự tôn, thì có thể dễ dàng phán đoán được mức độ tu dưỡng văn hóa của người đó
Nguồn: Akira

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...