Một trong những cách học nhồi nhét hiệu quả nhất là sử dụng flashcard, tuy nhiên, học flashcard như thế nào để hiệu quả nhất thì nhiều người chưa biết. Sau đây sẽ là bài giới thiệu về công năng của phương pháp học nhồi nhét, và sử dụng cách học này vào flashcard như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất.
Đầu tiên, phải hiểu được hạn chế của cách học nhồi nhét
Khi học theo kiểu nước đến chân mới nhảy, bạn thực ra đang cố sử dụng khoảng trống trong bộ nhớ ngắn hạn của mình hết mức có thể, cố được bao nhiêu thì cố, đến khi làm bài thi thì lôi hết đống đã nhớ được ra dùng và rồi thi xong một phát thì… quên sạch (!) (chắc chắn có bạn cũng bị như vậy nhiều lần rồi). Ngay khi ra khỏi phòng thi, những gì bạn vừa mới “nhồi” một hai tiếng trước đã gần như biến mất.
Cũng phải nói, đối với một số môn học nào đó việc quên đi kiến thức cũng không phải là điều gì quá quan trọng, vì có những môn sau này cũng không cần dùng đến. Nhưng tiếng Nhật thì không thể để như vậy được, hơn nữa chúng ta học tiếng Nhật vì yêu thích nó, vì “miếng cơm manh áo” phải không nào?
Vì vậy kiểu học nước đến chân mới nhảy này sẽ chỉ giúp chúng ta đến một mức nào đó mà thôi.
Tại sao học nhồi nhét lại nhanh quên?
Khi học từ vựng của bất cứ ngoại ngữ nào, chúng ta đều gặp phải một khó khăn tạm gọi là “sự trừu tượng” hoặc “sự thiếu liên kết”. Về cơ bản, khi chúng ta gặp phải một từ mới, trong não chúng ta sẽ chưa có bất cứ ý niệm nào về nó cả. Chẳng hạn với từ “mèo” trong tiếng Việt, vừa thấy từ này não chúng ta lập tức liên tưởng đến các từ liên quan như “chó”, “động vật”… Nhưng khi học từ “mèo” (neko) trong tiếng Nhật thì ta chưa thể liên tưởng đến các từ khác ngay được, có thể nói là vì chúng ta chưa quen và chưa biết được nhiều từ vựng. Ngoài ra tiếng Nhật còn cái oái oăm nữa là không chỉ nhớ nghĩa mà còn phải nhớ cả kanji.
Điều được rút ra ở đây đó là: để học và nhớ được thì cần phải học đi học lại và dành nhiều thời gian. Mà kể cả như vậy thì cũng chưa chắc ta đã nhớ được thực sự. Vì thế nếu cứ nhồi vào đầu nhiều quá thì sẽ để lại một cái lỗ trong đầu và kiến thức cứ thế trôi ra hết đấy!
Cách học nhồi của mình đó là kết hợp nhồi với học bằng flashcard thường xuyên. Theo mình thì học nhồi có hiệu quả nhất khi học nhiều mẩu thông tin nhỏ, chẳng hạn như từ vựng, cho nên mình mới hướng tới cách kết hợp này.
Cách học kết hợp nhồi flashcard
Ý tưởng ở đây là hợp nhất 2 phương pháp học từ vựng, với các ý như sau:
- Lấy danh sách flashcard của bạn ra. Chọn 5-10 card mà bạn định học (10 có lẽ là hay hơn vì có nhiều thứ hơn để “nhồi”). Nhiều hơn thì lại không học nổi đâu!
- Từ chỗ đó lại chọn ra 3 cái (có thể là ngẫu nhiên thì càng tốt)
- Trước khi bắt đầu học tất cả 5-10 cái card kia, hãy cố nhồi chay vào đầu 3 cái này, sử dụng trí nhớ ngắn hạn của mình để cố nhớ một cách “trâu bò”. Cố nhớ kanji, cách đọc, âm on’yomi, bất cứ cái gì. Hãy tưởng tượng là nếu mai có thi thì cũng chỉ có 3 từ này thôi
- Giờ thì bắt đầu học tử tế tất cả 5-10 cái như bình thường, trong khi đó vẫn cố nhớ lại về 3 cái card kia.
Đây là lý do tại sao mình nghĩ nó có tác dụng:
Đầu tiên, 3 từ kia sẽ được bạn làm cho bớt “trừu tượng” (như đã nói ở phần trên) trước khi bạn bắt đầu học thực sự. Vậy là khi bắt tay vào học cả 5-10 từ, bạn đã có chút ý niệm trong đầu về 3 từ trong số đó rồi. Nhờ đó chúng sẽ được chuyển từ bộ nhớ ngắn hạn sang dài hạn.
Ngoài ra những từ còn lại học cũng sẽ nhanh hơn. Nếu học “nhồi chay” cả 10 từ thì lại không hiệu quả bằng việc nửa này nửa kia vì nó còn giúp tạo sự khác biệt và cũng vì thế để lại ấn tượng cho não và nhờ vậy dễ nhớ hơn.
Dù sao đây cũng chỉ là cách mình nghĩ ra và không phải ai cũng làm giống mình. Tuy nhiên nếu bạn đã học theo flashcard một thời gian rồi, mình tin chắc các bạn sẽ cảm thấy sự khác biệt rõ ràng. Còn nếu bạn chưa dùng flashcard bao giờ thì hãy từ từ làm quen đã rồi áp dụng cách này nhé! Chúc các bạn thành công.
Nguồn: yeunhatban
Tag: Flashcard Học Tiếng Nhật, Flashcard Học Kanji, Thẻ Học Kanji
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét